Göbekli Tepe là một trong những địa điểm bí ẩn nhất trên hành tinh và nó không phù hợp với bất kỳ nơi nào trong dòng thời gian lịch sử do các nhà sử học hiện nay đặt ra. Bởi vì, vào thời kỳ này con người được cho là mới tiến hóa và vẫn còn trong trạng thái chỉ biết săn bắn, hái lượm cho sự sinh tồn của mình, vậy tại sao lại xây dựng được công trình kỳ vĩ đến như thế.
Một phục dựng về hoạt động ở Göbekli Tepe, Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn: National Geographic
Ở Anatolia – Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay – là nơi còn lại các cự thạch lâu đời nhất trên Trái đất. Di chỉ này được cho là đã được xây dựng cách đây khoảng 13.000 năm bởi một nền văn minh bí ẩn, địa điểm cổ đại này được xác định là Göbekli Tepe. Công trình được bao phủ trong bí ẩn vì nhiều lý do.
Göbekli Tepe là công trình cổ đại đến mức nó thậm chí không thể tồn tại, nếu xét theo tiến trình tiến hóa của nhân loại ngày nay. Các chuyên gia khẳng định rằng khu vực này rất rộng lớn – cho đến nay họ chỉ mới được khai quật khoảng 5% – được xây dựng bởi những người “chưa tiến hóa”, rất có thể là những người chỉ biết săn bắn hái lượm cho sự sống của mình. Nhưng liệu có thực sự đúng là như vậy không? Để tìm hiểu, chúng ta phải lật lại sách lịch sử vào năm 1994 khi nhà khảo cổ học người Đức Klaus Schmidt “phát hiện ra” khu phức hợp khổng lồ bị chôn vùi dưới bề mặt này.
Một góc của di tích đền thờ Gobekli Tepe. (Ảnh: Wikipedia)
Mặc dù chính thức được phát hiện và lập danh mục vào năm 1994, nhưng địa điểm này đã được các nhà khảo cổ học Mỹ “tìm thấy” vào những năm 60. Tuy nhiên, hồi đó mọi người không đánh giá được tầm quan trọng của nó vì các chuyên gia cho rằng những phần của địa điểm tìm thấy không hơn gì những tấm bia mộ có từ thời Đế chế Byzantine. Địa điểm này cuối cùng vẫn chưa được khám phá cho đến khi Schmidt xuất hiện vào khoảng 30 năm sau.
Không giống như các đồng nghiệp người Mỹ của mình, Schmidt biết rằng địa điểm này lâu đời hơn nhiều so với những gì các nhà khảo cổ nghĩ ban đầu, khi ông nhìn thấy các tấm đá khổng lồ. Các đặc điểm bề mặt của Göbekli Tepe khiến Schmidt nhanh chóng suy luận rằng đây là một địa điểm thời tiền sử (trước nền văn minh nhân loại ngày nay) chứ không phải thời trung cổ như người ta vẫn nghĩ trước đây. Với mỗi lần khám phá, tầm quan trọng của công trình đã ngày càng hấp dẫn đối với các nhà khoa học.
Thật kỳ lạ, trong hàng trăm năm, tầm quan trọng của địa điểm khai quật đã không được chú ý. Ngọn đồi tạo nên địa điểm đã được canh tác qua nhiều thế hệ và người dân địa phương đã dỡ bỏ một số tảng đá, chất thành đống để dọn ruộng. Đây là một điều đáng tiếc vì nhiều mảnh bằng chứng khảo cổ đã bị phá hủy trong quá trình này.
Sau nhiều thập kỷ khám phá và khai quật, các nhà khảo cổ học nói rằng khoảng 5% diện tích của khu vực này đã được khai quật. Mặc dù phần lớn nó vẫn nằm dưới lòng đất, các chuyên gia đã phân loại công trình cổ đại này là ngôi đền cổ nhất trên hành tinh, trong khi những người khác cho rằng nó có thể là một đài quan sát thiên văn.
Tuy nhiên, sự phức tạp của địa điểm, kích thước khổng lồ và các tính năng phức tạp của nó kể một câu chuyện tuyệt vời hơn. Một điều mà các chuyên gia đã bỏ lỡ cho đến nay.
Göbekli Tepe – Nền văn minh phát triển hay văn hóa chỉ biết săn bắn hái lượm?
Các chuyên gia chính thống cho rằng không thể có chuyện các xã hội với công nghệ tiên tiến đã tồn tại cách đây 12.000 năm, gần biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria ngày nay. Các nhà khoa học dòng chính thống giải thích rằng nền văn minh nhân loại của chúng ta đã không tồn tại vào thời điểm này trong lịch sử mà con người khi đó mới chỉ biết săn bắn hái lượm. Tuy nhiên, sự tồn tại của Göbekli Tepe là một chỉ báo rõ ràng rằng điều này không phải như vậy. Quy mô tuyệt đối của khu vực cho chúng ta biết rằng những người chỉ biết săn bắn hái lượm không thể là những người sáng lập ra công trình vĩ đại như thế này.
Địa điểm cự thạch lâu đời nhất thế giới – khu phức hợp Göbekli Tepe – có một bí mật cần kể.
Có khả năng như thế nào trong khoảng từ 12.000 đến 13.000 năm trước, một nhóm nhỏ những người vốn chỉ biết săn bắn hái lượm đã quyết định xây dựng một công trình siêu lớn ở chân núi Kim Ngưu? Rất khó biết chính xác nếu chúng ta chỉ mới khai quật được ít hơn 5% khu vực cần được khai quật cho đến ngày nay. Những người xây dựng công trình kỳ vĩ này – chắc chắn phải là một xã hội tiên tiến, một phần của nền văn minh đã mất từ lâu không được ghi trong sử sách của nhân loại chúng ta kỳ này – những người không chỉ có khả năng khai thác, chế tác, vận chuyển và lắp ráp những tảng đá khổng lồ, nặng nhất ước tính khoảng 50 tấn.
Nền văn minh này không chỉ có khả năng khai thác đá mà còn sở hữu các phương tiện để chế tác, vận chuyển vật liệu khổng lồ đến địa điểm xây dựng các công trình kiến trúc. Bản thân Schmidt đã tuyên bố rằng “công việc khai thác đá, vận chuyển và lắp dựng hàng tấn cột đá nặng, nguyên khối và hầu như được chuẩn bị kỹ càng […] không nằm trong khả năng của những người chỉ biết hái lượm và săn bắt để sinh tồn”.
Những người chỉ biết săn bắn hái lượm không có tổ chức hoặc những nhóm người săn bắn hái lượm sẽ không cần phải xây dựng một công trình như vậy, cũng như ngay từ đầu họ sẽ không có động cơ để làm các công trình này. Nếu đúng như vậy, tại sao chúng ta không thấy những công trình kiến trúc siêu khổng lồ tương tự được dựng lên trên toàn cầu, được xây dựng bởi những “người săn bắn hái lượm”?
Tại sao? Bởi vì những người săn bắn hái lượm đã không xây dựng nó.
Những tảng đá siêu lớn
Mục đích thực sự đằng sau của đền thờ Gobekli Tepe vẫn còn là một bí ẩn lớn đối với giới khoa học ngày nay. (Ảnh: Wikipedia)
Göbekli Tepe có trước các kim tự tháp Ai Cập vài nghìn năm. Chúng ta biết rằng nền văn minh xây dựng các kim tự tháp là một xã hội tiên tiến, phát triển và có kỹ năng, được hỗ trợ bởi một nền kinh tế phát triển thịnh vượng và nguồn nguyên liệu thô dồi dào. Người Ai Cập cổ đại đã sử dụng những khối đá nặng nhiều tấn để xây dựng các kim tự tháp, và mặc dù cách những công trình kiến trúc tuyệt vời này được xây dựng như thế nào vẫn còn là một bí ẩn sâu sắc, chúng ta có thể đề xuất một số giả thuyết về các công nghệ được sử dụng để xây dựng nên các kim tự tháp đó.
Göbekli Tepe, tuy nhiên, được bao phủ trong nhiều bí ẩn hơn nữa.
Vài nghìn năm trước khi người Ai Cập cổ đại xây dựng kim tự tháp, một xã hội bí ẩn xây dựng nên Göbekli Tepe đã có nền công nghệ phát triển, khai thác đá, vận chuyển và định vị các khối đá siêu lớn.
Hầu hết các loại đá được sử dụng trong việc xây dựng công trình này có trọng lượng trung bình khoảng 10 tấn. Phân tích công trình cho thấy có tổng cộng 20 vòng tròn với hàng trăm cột đá được xây dựng ở trong các vòng tròn đó. Tuy nhiên, chỉ có bốn trong số những vòng tròn này được khai quật cho đến nay.
Cần đến hàng trăm lao động để xây dựng công trình
Gần như không thể có bất cứ ý tưởng nào về số lượng lao động cần thiết để xây dựng một công trình phức tạp và đồ sộ như vậy. Các nhà khảo cổ ước tính rằng phải mất hơn 500 người để khai thác những tảng đá có trọng lượng từ 10 đến 20 tấn (mặc dù một số nặng hơn 50 tấn) từ các mỏ đá địa phương, và di chuyển chúng từ các mỏ đá về công trường xây dựng.
Liệu những người săn bắn hái lượm có thực sự có khả năng tổ chức một lực lượng lao động khổng lồ như vậy cách đây 13.000 năm? Và nếu vậy, động cơ nào khiến họ làm điều này? Một số chuyên gia cho rằng nô lệ có thể đã được sử dụng để hoàn thành việc xây dựng nó, nhưng không có bằng chứng nào chứng minh cho lý thuyết đó cho đến nay.
Lập kế hoạch, kỹ thuật công nghệ và thiết kế kiến trúc
Bạn không thể xây dựng một công trình có kích thước như Göbekli Tepe một cách ngẫu nhiên. Để xây dựng bất cứ công trình nào với sự phức tạp như vậy đòi hỏi phải lập kế hoạch; nó đòi hỏi một nền công nghệ với ý thức về kiến trúc và kỹ thuật. Kích thước đáng kinh ngạc của Göbekli Tepe là bằng chứng cho thấy những người xây dựng nó có kiến thức – kiến thức tiên tiến – về quy hoạch, kỹ thuật, tư duy kiến trúc và nghệ thuật tinh tế.
Công trình không được xây dựng một cách ngẫu nhiên, mà tất cả các trụ cột và vòng tròn của nó đều tuân theo một khuôn mẫu cho thấy sự phức tạp của công trình. Vấn đề kỹ thuật công nghệ của công trình cho thấy rằng những người xây dựng nó là một xã hội thông thạo các ngành khoa học khác nhau, bao gồm cả hình học và thậm chí có lẽ cả toán học.
Biết trước thuật luyện kim và chữ viết
Những công trình kiến trúc ở Göbekli Tepe không chỉ có trước khi nhân loại hiện nay phát minh ra gốm sứ, luyện kim, chữ viết hay bánh xe mà còn được dựng lên trước Thời kỳ Đồ đá mới. Nói cách khác, việc xây dựng Göbekli Tepe cho thấy một tổ chức xã hội ở mức độ phức tạp không liên quan với các xã hội tiền đồ đá mới vào thời ký bấy giờ.
Điều này khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu những người chỉ biết săn bắn hái lượm bình thường, những người không có kiến thức về chữ viết – cũng như việc lập kế hoạch – có thể dựng lên một công trình phức tạp như vậy hay không.
Kỳ quan về thiết kế hình học
Sự phức tạp của Göbekli Tepe đã được xác nhận trong một nghiên cứu năm 2020 chứng minh rằng những người xây dựng nó có kiến thức sâu sắc về hình học ứng dụng. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khảo cổ học Cambridge cho thấy Göbekli Tepe tiên tiến hơn nhiều so với suy nghĩ ban đầu và việc xây dựng nó đòi hỏi quy hoạch và nguồn lực phức tạp hơn nhiều so với những ước tính trước đây.
Như đã giải thích ở bên trên, quy hoạch cần thiết để xây dựng Göbekli Tepe không giống như bất cứ điều gì được thấy trong thời kỳ đó của lịch sử nhân loại.
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng các vòng tròn của Göbekli Tepe không được xây dựng riêng lẻ và ngẫu nhiên mà được lên kế hoạch từ một tổ chức duy nhất và được xây dựng đồng thời.
Một trong những nhà nghiên cứu tiết lộ rằng “khám phá ban đầu về công trình này là một bất ngờ lớn, và chúng tôi hiện đang chứng minh rằng việc xây dựng nó thậm chí còn phức tạp hơn chúng ta nghĩ”.
Các nhà khoa học phát hiện ra hai cột đá ở vị trí trung tâm nhất sắp hàng một cách chuẩn xác với trung điểm của các cấu trúc hình tròn. Tiếp theo, khi vẽ ra một đường ảo kết nối các tâm điểm của ba kiến trúc hình tròn lại, họ tìm thấy một hình tam giác đều gần như hoàn hảo, hoặc một tam giác với ba cạnh có độ dài gần như bằng nhau. “Dĩ nhiên là tôi không chờ đợi điều này”, Haklay, nghiên cứu sinh làm việc tại Cơ quan quản lý cổ vật Israel kể lại, “Các khu vực có đá bao quanh đều có kích thước khác nhau và các hình dạng khác nhau nên việc hình thành tam giác đều từ các điểm trung tâm đó là ngẫu nhiên thật khó xảy ra”.
Điều đó cũng có nghĩa là có ba cấu trúc được những người xây dựng lên kế hoạch cùng lúc và được xây cất theo một “thiết kế hình học”, Gopher, giáo sư tại Cơ quan quản lý cổ vật Israel giải thích.
Göbekli Tepe là một kỳ quan hình học thực sự, một kỳ quan không được xây dựng bởi những người chỉ biết săn bắn hái lượm bình thường.
Mối liên hệ giữa Stonehenge và Gobekli Tepe
Có lẽ một trong những dấu hiệu hấp dẫn nhất ủng hộ lý thuyết về Gobekli Tepe là một nền văn minh là kết quả của một bài báo khoa học được công bố trên tạp chí Nature Ecology & Evolution. Các nhà nghiên cứu đưa ra bằng chứng thuyết phục rằng tổ tiên của những người xây dựng Stonehenge có nguồn gốc từ Anatolia ngày nay ở Thổ Nhĩ Kỳ, khu vực nơi có Gobekli Tepe.
Một nghiên cứu sâu rộng về DNA của những người Anh cuối thời kỳ đồ đá chỉ ra rằng tổ tiên của những người xây dựng Stonehenge đã theo một con đường di cư dài dọc Địa Trung Hải – bắt đầu từ Thổ Nhĩ Kỳ – gieo mầm kiến thức về xây dựng cự thạch.
Hơn nữa, các nhà nghiên cứu tin rằng những du khách phương xa đến từ Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay có khả năng là những người đã giới thiệu nông nghiệp và canh tác cho người dân Anh từ hàng nghìn năm trước.
Kho tàng nghệ thuật đa dạng và kỳ lạ
Những tảng đá với hình tượng điêu khắc là những loài động vật khác nhau. (Ảnh: Tổng hợp từ Wikipedia)
Ngoài những tảng đá khổng lồ nặng 10, 20, và thậm chí 50 tấn, sự đa dạng của các loài động vật được khắc trên các tảng đá, từ sư tử và lợn rừng đến chim và côn trùng khiến một lời giải thích đơn giản trở nên khó khăn. Tuy nhiên, các biểu tượng tại Göbekli Tepe chứng thực một xã hội rất am hiểu về biểu tượng và nghệ thuật. Hàng loạt hiện vật, tượng và vật phẩm bằng đá nhỏ hơn đặt ra nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời. Hỗn hợp các hiện vật được tìm thấy tại Göbekli Tepe không thể được quy cho thời kỳ này hay thời kỳ khác vì sự đa dạng phong phú của nó.
Được xây dựng bởi những người chỉ biết săn bắn hái lượm và bị chôn vùi cũng bởi những người săn bắn hái lượm?
Ít nhất phải nói rằng việc xây dựng một quần thể công trình phức tạp và có kích thước lớn như vậy 13.000 năm trước. Cần có một nỗ lực lớn để xây dựng quần thể và duy trì nó. Kích thước của Göbekli Tepe cho thấy nó có tầm quan trọng lớn đối với những người đã xây dựng ra nó. Vậy tại sao nó lại bị chôn vùi vào khoảng 8.000 năm trước Công nguyên? Nếu nó được xây dựng bởi những người chỉ biết săn bắn hái lượm như các học giả chính thống đề xuất, chẳng phải những người du mục này sẽ phá hủy nó và tiếp tục xây dựng các quần thể công trình khác sao?
Việc xây dựng một quần thể như vậy đòi hỏi một nỗ lực lớn, nhưng việc chôn vùi toàn bộ nó còn là một thành tựu lớn hơn. Điều này đặt ra một câu hỏi quan trọng khác; tại sao lại phải chôn công trình đồ sộ này đi? Chúng ta không thể trả lời câu hỏi này ngày hôm nay, nhưng có lẽ các cuộc khai quật thêm về địa điểm sẽ tiết lộ thêm manh mối giúp chúng ta hiểu được sự sụp đổ của Göbekli Tepe.
Göbekli Tepe; một công trình trung tâm với nhiều công trình khác
Có lẽ điều ủng hộ nhất giả thuyết rằng những người xây dựng Göbekli Tepe là một phần của nền văn minh cổ đại là sự tồn tại của nhiều địa điểm tương tự khác, mặc dù nhỏ hơn. Một ví dụ như vậy là một công trình có tên là Nevalı Çori. Địa điểm này đặc biệt thú vị vì sự hiện diện của hàng loạt bức tượng nhỏ được nung ở nhiệt độ từ 500 đến 600 ° C. Chính nơi đây, các nhà khảo cổ học cũng đã phát hiện ra loại lúa mì Einkorn lâu đời nhất đã được trồng trọt.
Sự tồn tại của chúng cung cấp bằng chứng thuyết phục về sự phát triển của công nghệ nung gốm trước khi đồ gốm ra đời.
Sự giống nhau giữa các di tích ở Göbekli Tepe và ở Nevalı Çori chắc chắn cho thấy rằng những người xây dựng là của cùng một “nền văn minh”.
Địa tầng tại khu vực này cho thấy sự hiện diện của con người hơn 12.000 năm trước.
Thay lời kết
Sự hiểu biết hạn chế của chúng ta về Göbekli Tepe đặt ra nhiều câu hỏi cho các nhà khảo cổ hơn là đưa ra câu trả lời. Chúng ta không biết làm thế nào những người chỉ biết săn bắn hái lượm có thể xây dựng, phát triển và duy trì sự phức tạp đáng kể này trong các điều kiện xã hội thời kỳ tiền đồ đá mới.
Điều làm tăng thêm bí ẩn là thực tế chúng ta không thể “đọc” và giải thích chính xác các ký tự tượng hình trên khắp công trình, vì vậy chúng ta không biết phù điêu động vật và các biểu tượng khác có ý nghĩa như thế nào đối với những người đã dựng lên quần thể công trình này.
Chúng ta tin rằng những người xây dựng Gobekli Tepe không phải là những người chỉ biết săn bắn hái lượm bình thường mà là một xã hội tiên tiến mà từ đó đã bị lãng quên và mất đi trong biên niên sử của lịch sử nhân loại thời kỳ này.
Có bằng chứng thuyết phục rằng Anatolia, cũng như các khu vực ở Syria ngày nay, từng là nơi sinh sống của các xã hội với nền công nghệ tiên tiến trong thời kỳ mà các chuyên gia chính thống cho chúng ta biết là không thuộc nền văn minh kỳ này của nhân loại chúng ta.
Có lẽ đã đến lúc cần phải có các công trình nghiên cứu thực sự nghiêm túc để phân tích lại nguồn gốc của con người và viết lại sách lịch sử của chúng ta.
Nguồn: DKN- Theo Curiosmos
- Tìm thấy quan tài đúng 0 giờ: Bật nắp áo quan, nhà khảo cổ kinh ngạc tột độ!
- Phóng to 10 lần tranh vẽ bữa tiệc của Càn Long, cư dân mạng Trung Quốc không tin vào mắt mình: Thật là to gan!
- Khu mộ cổ rùng rợn nhất thế giới: Xương biến mất, “hồn ma” hiện hình