Da Vinci không chỉ là một thiên tài của thời kỳ Phục hưng, ông còn để lại những bản thảo hoành tráng và những mật mã kỳ lạ, và quan trọng nhất, ông còn để lại những lời tiên tri về ngày tận thế. Liệu những dự đoán của ông có chính xác không?
Da Vinci không chỉ là một thiên tài của thời kỳ Phục hưng, ông còn để lại những bản thảo hoành tráng và những mật mã kỳ lạ, và quan trọng nhất, ông còn để lại những lời tiên tri về ngày tận thế (Ảnh chụp màn hình)
Dự ngôn mạt thế của Da Vinci
Năm 1796, hơn 30.000 lính Pháp áo quần tơi tả, vất vả vượt qua dãy núi Alps, chuẩn bị cho một cuộc đột kích vào Montenotte, một thành phố ở miền bắc nước Ý. Họ là đội quân yếu nhất của Cộng hòa Pháp non trẻ, bị trả lương thấp và thiếu nguồn cung cấp.
Khi băng qua những ngọn núi, những người lính đều đói bụng, nhưng họ lại tràn đầy năng lượng, vì vị chỉ huy nhỏ bé của họ, tướng quân 27 tuổi Napoléon, nói với họ rằng, miễn là họ chinh phục được nước Ý, họ sẽ được hưởng vinh quang và sự giàu có vô tận, họ muốn gì cũng có.
Tướng quân 27 tuổi Napoléon, nói với binh lính rằng miễn là họ chinh phục được nước Ý, họ sẽ được hưởng vinh quang và sự giàu có vô tận, họ muốn gì cũng có (Ảnh chụp màn hình)
Thời đó nước Ý lúc đó không như bây giờ, mà là một vùng đất bị vô số thế lực chia cắt. Montenotte bị quân đội Pháp đột kích, vốn thuộc phạm vi ảnh hưởng của Vương quốc Sardinia. Sau này Vương quốc Sardinia là lực lượng chính thống nhất nước Ý. Tất nhiên, đây là chuyện sau này.
Khi đó, Vương quốc Sardinia chỉ là một nước chư hầu được Đế quốc Áo hậu thuẫn.
Dưới sự tấn công bất ngờ và quyết liệt của quân của Napoléon, quân Áo bất lực, đành phải đầu hàng.
Sau đó, khí thế của Napoléon bừng bừng xông lên, đột kích về phía đông, và chiếm lấy Lodi, một thành phố quan trọng của Công quốc Milan. Sau đó họ hùng dũng một mạch tiến vào Milan, thủ đô của Công quốc Milan. Trận chiến này đã hoàn toàn đặt định ra danh tiếng “thiên tài quân sự châu Âu” của Napoléon, và nơi đây cũng trở thành thủ phủ để ông thống trị chính trường nước Pháp sau này.
Sau chiến thắng, Napoléon đã thực hiện lời hứa, ông đã phân chia đống chiến lợi phẩm cho cấp dưới của mình. Những người lính kiếm được rất nhiều tiền, vui mừng khôn xiết. Nhưng hành động đầu tiên sau khi vào Milan của bản thân Napoléon là lấy đi một tài liệu cổ từ Công quốc Milan.
Sau đó, ông đã nói một điều khiến người dân Milan giận không dám nói nên lời: “Thiên tài được sinh ra ở đâu, tất cả đều là người Pháp”. Rồi ông nhanh chóng cử người đưa văn bản cổ xưa này trở lại Paris.
Sau năm 1815, một phần của văn bản cổ đã được trả lại cho Milan, những phần còn lại được giữ ở Học viện Pháp ở Paris. Tài liệu này có tổng cộng hơn 7000 trang, và tác giả của nó là Leonardo da Vinci nổi tiếng.
Chúng ta đều biết Leonardo da Vinci là một thiên tài trong các thiên tài. Nhưng ông còn có một thân phận khác mà mọi người không biết. Da Vinci còn là một nhà tiên tri. Những lời tiên tri của ông đều được ẩn giấu trong một bản thảo.
Bản thảo này nằm trong số các văn kiện cổ được trả lại cho Milan, được gọi là Codex Atlanticus (pháp điển Đại Tây Dương).
Đây là bản thảo mà Da Vinci đã viết và vẽ trong hơn 40 năm. Cái tên “Pháp điển Đại Tây Dương” nhưng trên thực tế, nó không hề liên quan đến Đại Tây Dương và luật pháp. Nghĩa gốc tiếng Anh của từ Codex là bản chép tay thời cổ. Giấy mà bản thảo dùng là một loại để vẽ bản đồ vào thời đó. Vào thời điểm đó, Đại Tây Dương là điểm mốc tiêu chuẩn trên bản đồ. Vì vậy, Đại Tây Dương được dùng để tham khảo bản đồ. Do đó, tên chính xác của nó phải là bản thảo cổ viết trên giấy bản đồ. Nhưng gọi như vậy nghe có vẻ không ly kỳ, không hấp dẫn như cái tên Codex Atlantic?
Bản thảo Codex Atlanticus mà Da Vinci đã viết và vẽ trong hơn 40 năm (Ảnh chụp màn hình)
Codex Atlantic được người hiện đại coi là bản thảo quan trọng nhất của Da Vinci. Vì nội dung trong đó bao hàm toàn diện, nó thể hiện đầy đủ kiến thức sâu rộng và tư duy tích cực của Da Vinci. Trong số đó có nhiều thiết kế khác nhau của Da Vinci vượt xa thời đại của ông, chẳng hạn như máy bay, xe tăng tàu ngầm, đại bác và thậm chí cả dù.
Trong số những thiết kế này còn xen lẫn vào những câu từ mà mọi người thời đó không hiểu. Và những câu này được viết ở thì tương lai. Ví dụ, ba câu trích dẫn dưới đây:
Câu đầu tiên là: “Những người từ các quốc gia xa xôi nhất sẽ nói chuyện với nhau. Các bán cầu được ngăn cách bởi vô số đường. Có một ranh giới giữa những con người. Khi con người đứng trên hai bán cầu khác nhau, họ sẽ nói chuyện với nhau, chạm và ôm nhau”.
Một ví dụ khác là câu thứ hai: “Vận chuyển đất từ núi ra biển, đất chuyển tới đâu biển rút tới đó”.
Và câu thứ ba là: “Nhiều người sẽ bị động vật lớn mang đi. Tốc độ chạy của gia súc lớn không quá nhanh. Nhưng những người nó mang theo sẽ chết, và là cái chết tức thì”.
Da Vinci sống ở thế kỷ 15-16, nhưng cho đến thời Napoléon – nghĩa là đầu thế kỷ 19 vẫn không có ai biết được những câu này có ý nghĩa gì, và chỉ coi chúng như những suy nghĩ của thiên tài. Dù sao thì cũng không ai có thể hiểu được mạch tư duy của một thiên tài, chỉ cần bảo tồn nó tốt là được.
Bảo tàng Metropolitan của New York (Ảnh chụp màn hình)
Đến thế kỷ 21, Bảo tàng Metropolitan của New York, dưới sự ủy thác của Ý, đã khôi phục và chỉnh lý Codex Atlantic. Lúc này các chuyên gia của bảo tàng mới chợt nhận ra, câu đầu tiên kia lẽ nào là nói về điện thoại thông minh, Internet hiện đại sao? Thông qua một đường dây mọi người có thể kết nối với nhau, còn có thể chạm và ôm.
Câu thứ hai: “Đất đưa đến đâu, biển rút đến đó”. Đây chẳng phải là một kiểu “khai hoang đất đai” hiện đại điển hình sao? Hà Lan là quốc gia tiên phong trong công cuộc cải tạo biển hiện đại. Hà Lan gần Biển Bắc và có địa hình thấp. Khi triều cường lên có thể làm ngập 65% diện tích đất nước này. Vì vậy, người Hà Lan từ thế kỷ 13 đã xây dựng đê đập gần biển ở phía bắc để chống lại thủy triều.
Tháng 1 năm 1953, một trận bão lớn bất ngờ ập đến biển Bắc, nước biển xâm nhập.
Hà Lan, Bỉ và Vương quốc Anh đều phải gánh chịu tai hoạ. Trong đó, Hà Lan chịu tổn thất nghiêm trọng nhất với hơn 50.000 ngôi nhà bị phá hủy, gần 2.000 người bị cướp đi sinh mạng. Vì vậy, Hà Lan bắt đầu một dự án vùng châu thổ mạnh mẽ, xây đập lớn dọc bờ biển, ngăn cách Biển Bắc với vịnh nội địa, sau đó rút sạch nước trong vịnh và lấp đầy nó bằng cát. Vậy là việc vây biển xây đất đã làm cho Hà Lan tăng thêm trọn vẹn diện tích 2300 km2. Ngày nay, việc “vây biển xây đất” đã không có gì mới.
Các công trình lấp biển xây đất xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới, như Đài Loan, Nhật Bản và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đều có các dự án cải tạo đất, và cảnh này đã xuất hiện trong bản thảo của da Vinci từ khoảng 500 năm trước.
Trong câu thứ ba ở trên nói về con thú lớn chở nhiều người chẳng phải nói về tàu hỏa sao? Cả Thế chiến thứ nhất và Thế chiến thứ hai đều là cuộc chiến của đường sắt. Chuyến tàu chở đầy người lính ra chiến trường, nhiều người từ đó ra đi mãi mãi, không bao giờ trở lại. Năm 1941, Hitler phát động Chiến dịch Barbarossa, có hơn 3 triệu lính Đức được đưa đến mặt trận Liên Xô bằng đường sắt và khoảng 1/4 trong số họ không bao giờ trở lại. Lúc này mọi người chợt bừng tỉnh, hóa ra Da Vinci có thân phận khác, ông còn là một nhà tiên tri.
Da Vinci thậm chí còn tiên đoán về cuộc diệt chủng Rwanda ở Châu Phi.
Tiên tri thảm họa nhân tạo và ngày tận thế
Lời tiên tri của ông viết như sau:
“Các thành thị của Châu Phi, nơi bạn đang ở, những người con trai của bạn bị nhìn thấy trong ngôi nhà của mình bị những người đàn ông độc ác nhất ở đất nước của bạn xé thành mảnh nhỏ”.
Câu này rõ ràng không có ý nói về việc buôn bán nô lệ mà người châu Âu cướp bóc và bán người ở châu Phi. Bởi vì những kẻ buôn bán nô lệ châu Âu chỉ hoạt động dọc theo bờ biển châu Phi, hoặc là người châu Âu tổ chức các đội vũ trang của riêng họ bắt cóc lẻ tẻ người dân địa phương, hoặc là họ mua tù nhân chiến tranh từ các bộ lạc địa phương. Chắc chắn những kẻ buôn bán nô lệ không xé xác người.
Da Vinci viết “bị nhìn thấy trong ngôi nhà của mình bị những người đàn ông độc ác nhất ở đất nước của bạn xé thành mảnh nhỏ”, ở đây rõ ràng đề cập đến cuộc nội chiến tàn khốc ở châu Phi. Nhưng vào thời Da Vinci sống, ngoại trừ Ai Cập, Tripoli, Tunisia và Algeria ở Bắc Phi là các tỉnh thuộc quyền kiểm soát của Ottoman; phần còn lại của châu Phi vẫn chưa có quốc gia. Năm 1994 Rwanda ở Trung Phi bất ngờ xảy ra 100 ngày thảm sát dã man gây chấn động thế giới.
Vào thời điểm đó, có hai nhóm dân tộc chính ở Rwanda vào thời điểm đó là người Hutu và người Tutsi. Kể từ những năm 1990, giữa hai chủng tộc này thường xuyên xảy ra xích mích nhưng không ai chiếm ưu thế. Vào ngày 6 tháng 4 năm 1994, tổng thống nhóm dân tộc Hutu của Rwanda – ông Habyarimana bất ngờ bị ám sát.
Ngày hôm sau, cuộc thảm sát toàn quốc chống lại người Tutsis chính thức bắt đầu. Những người lính Hutu được trang bị vũ khí mạnh mẽ tràn vào các thành phố và làng mạc, xông vào nhà dân, khi nhìn thấy người dân Tutsi liền bắn và giết họ.
Vào ngày 6 tháng 4 năm 1994, tổng thống nhóm dân tộc Hutu của Rwanda – ông Habyarimana bất ngờ bị ám sát (Ảnh chụp màn hình)
Lúc đầu, cuộc thảm sát này chỉ giới hạn trong việc giết người Tutsis, nhưng sau đó những binh lính hung hãn, giết người không ghê tay bất kể chủng tộc nào, ngay cả những người của các chủng tộc đồng tình khác, và cả người Hutu cũng không được tha. Vụ thảm sát kéo dài khoảng 100 ngày khiến khoảng 800.000 người bị chết. Trong khi đó dân số Rwanda lúc bấy giờ chỉ có 6,2 triệu người. Điều này nghĩa là, trong khoảng thời gian hơn ba tháng, Rwanda mất hơn 10% dân số. Cuộc thảm sát này có thể nói là sự kiện bi thảm nhất trong lịch sử thế giới đương đại.
Da Vinci sống ở thế kỷ 15, làm sao lại biết được những chuyện sẽ xảy ra vào 400-500 năm sau?
Trong Codex Atlantic không có ghi chép về việc Da Vinci dựa vào phương thức nào để đưa ra những lời tiên tri. Trong số các nhà nghiên cứu bản thảo của Da vinci, có rất nhiều phỏng đoán như sau:
Một là phái chiêm tinh học, một số người cho rằng bản thân Da vinci là một nhà chiêm tinh xuất sắc.
Từ bức tranh nổi tiếng “Bữa ăn tối cuối cùng” của ông, có thể nhìn ra điều đó, bởi vì trong cửa sổ trên đầu của Chúa Giêsu đã bao hàm 12 chòm sao cung hoàng đạo.
Bức tranh nổi tiếng “Bữa ăn tối cuối cùng” của Da Vinci (Ảnh chụp màn hình)
Phỏng đoán thứ hai là những người thuộc nhóm giấc mơ. Họ nói rằng Da Vinci đã dự đoán tương lai dựa trên những giấc mơ, bởi vì trong bản thảo của ông có thể tìm thấy những mô tả về cảnh trong giấc mơ.
Thứ ba là phái siêu năng lực. Nicholas là người đã nghiên cứu các bản thảo của Da vinci trong nhiều năm, trong cuốn sách của mình, ông nói rằng bởi vì khi Da Vinci còn trẻ đã từng có một cuộc kỳ ngộ, nên Da Vinci có được siêu năng lực khác người. Loại siêu năng lực này nghe có vẻ nực cười. Liệu có căn cứ nào không? Quả thật là có.
Vào tuần cuối cùng của tháng 4 năm 1519, Da Vinci vừa đón sinh nhật lần thứ 67, đã đột nhiên bắt đầu sắp xếp hậu sự. Ông đã phân chia chi tiết quyền sở hữu tất cả tài sản của mình: trang trại, tiền bạc, đồ đạc, đến cả áo khoác cũng được sắp xếp rõ ràng sẽ giao cho ai. Mọi người xung quanh ông không ai bị bỏ sót. Người hầu và đầu bếp được chia một phần tài sản. Ông thậm chí còn cân nhắc tới một số người nghèo trong thành phố.
Sinh thời Da Vinci vốn không sùng đạo lắm nhưng ông yêu cầu rằng, sau khi ông qua đời, sẽ tổ chức ba Thánh lễ tối cao tại một nhà thờ nào đó, và tổ chức 30 thánh lễ nhỏ trong nhà thờ khác. Điều kiện là tất cả người nghèo trong thành phố sẽ cầm một ngọn nến để tham gia buổi lễ. Và những người nghèo tham gia sẽ được phần thưởng hậu hĩnh.
Những người xung quanh mặc dù rất vui mừng khi được Da Vinci cân nhắc tới, nhưng họ không quá coi trọng hành vi của thiên tài này, dù sao ông cũng bị thần kinh, và mọi người đã quen với việc đó.
Mặc dù thời đó 67 tuổi đã được coi là tuổi thọ cao, nhưng xét tới tình trạng sức khoẻ của Da Vinci rất tốt, lại không có bất kỳ thói quen xấu nào. Vậy nên việc ông có sống thêm mấy năm nữa cũng không quá ngạc nhiên. Nhưng sau khi Da Vinci dành ra một tuần sắp xếp xong xuôi hậu sự, ông đã đột nhiên ra đi thanh thản. Bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân cái chết là suy tim.
Trong Codex Atlantic, các nhà nghiên cứu Da Vinci hiện đại đã sắp xếp ra hơn 170 lời tiên tri của Da Vinci, và cũng đã được xuất bản thành sách. Một số tiên tri trong đó đã được giải thích rõ ràng nhưng cũng có một số tới nay chưa giải thích được.
Chẳng hạn như câu: “Rắn khổng lồ chiến đấu với chim từ độ cao lớn”. Câu này khá khó hiểu, nghe giống như đang mô tả một kịch bản không chiến hiện đại. Tên lửa phòng không phóng từ mặt đất đuổi theo máy bay chiến đấu trên không. Khí thải của động cơ tên lửa vẽ trên bầu trời quỹ đạo như một con rắn xoắn nhanh. Nhưng đây cũng chỉ là một phỏng đoán bước đầu.
Câu sau đó lại càng khó hiểu hơn: “một cái gì đó đi ra khỏi mặt đất, âm thanh đáng sợ của nó sẽ làm choáng váng tất cả những ai đến gần nó, và hơi thở của nó sẽ khiến người ta chết. Nó sẽ phá hủy các thành phố và pháo đài”. Điều này giống như mô tả một vụ phun trào núi lửa. Nó tạo ra một tiếng nổ chói tai, dung nham phun ra từ lòng đất sẽ phá hủy thành phố. Nhưng nước Ý, nơi Da Vinci sống, có rất nhiều núi lửa. Mọi người đều biết về núi lửa, nên viết như thế này có vẻ kỳ lạ.
Hiện tại điều các nhà nghiên cứu bản thảo này quan tâm nhất đến là, trong vòng 10 năm trước khi Da Vinci qua đời, những câu được viết giống như lời tiên tri và các bản phác thảo kèm theo. Vậy ông đã viết những gì?
Thiên tài đã viết như sau: “Những dòng nước lớn sẽ phá vỡ bờ sông, và những con sóng khổng lồ sẽ ập đến với người dân, cơn sóng lớn nhất sẽ phá hủy các bức tường của thành phố và trang trại”. Tương ứng với nó là một vài bản phác thảo chưa hoàn thành có vẻ đen vì chúng chưa được hoàn thành. Nếu nhìn kỹ mới có thể thấy được manh mối.
Bức ảnh đầu tiên cho thấy một trận lũ bất ngờ trên đỉnh một ngọn đồi cây cối rậm rạp, ngọn núi khổng lồ bị tan rã và đổ xuống dưới tác động bất ngờ của trận lũ, gây ra một cơn sóng lớn.
Bức tranh đầu cho thấy một trận lũ bất ngờ trên đỉnh một ngọn đồi cây cối rậm rạp, ngọn núi khổng lồ bị tan rã và đổ xuống dưới tác động bất ngờ của trận lũ, gây ra một cơn sóng lớn (Ảnh chụp màn hình)
Đống đổ nát rải rác bay ra như đạn đại bác và phá hủy khung cảnh ở cuối trang ảnh.
Vài bản phác thảo tiếp theo qua loa hơn.
Bức tranh này cho thấy một thành phố bị bao vây bởi một cơn lũ giống như cơn lốc xoáy.
Bức tranh này cho thấy một thành phố bị bao vây bởi một cơn lũ giống như cơn lốc xoáy (Ảnh chụp màn hình)
Bức tường thành thấp thoáng giữa dòng nước lũ. Còn bức tranh thứ 3 thì không thấy bất kỳ vật thể nào.
Bức tranh thứ 3 thì không thấy bất kỳ vật thể nào (Ảnh chụp màn hinh)
Lũ từ trên trời ập xuống, dường như lấp đầy toàn bộ không gian. Có khoảng 10 bức ký họa lũ như thế này. Dù những bức tranh chỉ là một số dòng, nhưng tất cả đều có thể thấy tác động của lũ lụt đến các môi trường khác nhau. Một số tranh vẽ cây cối bị lũ quật bật gốc, một số tranh vẽ đám đông la hét trong lũ.
Vậy thiên tài này muốn thể hiện điều gì? Trong tập hợp của bản thảo Codex Atlantica này, bậc thiên tài này đã thiết kế máy bay, đại bác và tàu ngầm. 500 năm sau khi ông qua đời, tất cả từng cái một đã được hiện thực hóa, hơn nữa chúng còn trở thành hiện thực trong một khoảng thời gian tập trung gần 100 năm. Vì vậy, một số nhà nghiên cứu mạnh dạn suy đoán rằng, 10 bức tranh về lũ lụt này của Da Vinci có lẽ là lời tiên tri của thiên tài về ngày tận thế.
Kênh History cũng dành riêng một tập nói về chủ đề Dự ngôn ngày tận thế của Da Vinci. Vì Leonardo da Vinci có thể thiết kế các bản phác thảo về phương tiện giao thông, vũ khí hiện đại trước hàng trăm năm, và dự đoán cái chết của chính mình, nên ông có thể thực sự đã nhìn thấy ngày tận thế của loài người. Trong 10 bức tranh, cảnh lũ lụt tàn phá thành phố, nhấn chìm đám đông và thậm chí lan rộng lên tận không trung, ở mọi thời đại chưa bao giờ thấy một trận lụt như vậy.
Da Vinci cũng là một chuyên gia về mật mã.
Ông đam mê thiết kế các mật mã khác nhau. Những bản phác thảo tiên tri của ông cũng phức tạp, khó hiểu như những tác phẩm khác của ông.
Lũ ở đây có thể chỉ trận lũ có thật hoặc là một hình ảnh trong mơ nào đó là một trận lũ mang tính tượng trưng, ẩn dụ, giống như cái mà chúng ta gọi là cơn sóng thần tài chính, làn sóng tị nạn, tất cả đều sử dụng sức mạnh hung bạo của biển cả như một phép ẩn dụ về sự kiện thảm khốc mà sức người khó thể ngăn cản.
Vì thiên tài này đã dùng tới hơn 10 bản phác thảo để thể hiện cùng một chủ đề, có thể thấy rằng vấn đề này rất quan trọng đối với ông. Căn cứ vào ý nghĩa đặc biệt của trận đại hồng thủy trong Cơ đốc giáo, nó ám chỉ một thảm họa tàn khốc, có lẽ chúng ta có thể có được một cái nhìn thoáng qua về nó bằng cách kết hợp những lời tiên đoán của Da Vinci với một số lời tiên đoán của các nhà tiên tri hiện đại.
Tổng hợp các tiên tri hiện đại
Vào tháng 4 năm 2022, thần đồng Ấn Độ Anand đưa ra dự đoán đề cập đến sao Thổ vào ngày 18 tháng 2 năm 2022 tiến nhập vào Dhanishtha. Sau khi ở lại 21 tháng, sẽ rời đi vào ngày 24 tháng 11 năm 2023.
Dhanishtha là gì? Đây là chòm sao thứ 23 trong số 27 chòm sao trong chiêm tinh Vệ Đà của Ấn Độ. 27 chòm sao này và chòm sao Trung Quốc không giống nhau. 27 chòm sao trong chiêm tinh học Vệ Đà tương đương với một khu vực được vẽ ra trên bầu trời, cũng là một chòm sao ảo.
Trong bản đồ chòm sao, nó là một ô vuông. Mỗi ô vuông là một trong 27 chòm sao trong chiêm tinh học Vệ đà. Nhưng chòm sao Dhanishtha được cai trị bởi sao Hỏa. Sao Hỏa là một hung tinh, nó là chòm sao có thể mang tới thay đổi có tính tai hoạ một cách nhanh chóng.
Và sao Thổ là một hành tinh nghiệp lực, nó đi vào chòm sao Dhanishtha được cai trị bởi sao Hỏa.
Đó là sao tai ương gặp sao nghiệp lực. Mặt trời, mặt trăng và sao Thổ đều là các hành tinh nghiệp lực trong chiêm tinh học Vệ Đà.
Sao Thổ đi vào chòm sao Dhanishtha, điều đó có nghĩa là quả báo đang đến.
Sao Thổ là một hành tinh nghiệp lực (Ảnh chụp màn hình)
Anand nói rằng sao Thổ đi vào chòm Dhanishtha vào ngày 18 tháng 2 năm 2022, hay là hoạ không bao giờ đến một mình, vì hiện tượng thiên thể này vừa trùng khớp với một hiện tượng thiên thể khác có tên là Kala Sapa, hay còn gọi là thất tinh liên châu. Sự trùng hợp của hai thiên thể này là hiện tượng thiên văn hiếm gặp trong 500 năm qua.
Nó giống như hai năng lượng sóng thanh, ở phần đỉnh sóng đặt chồng lên sẽ làm cho sóng âm thanh mạnh hơn.
Năng lượng thiên tượng tăng cường này sẽ có tác động lớn đến mọi mặt của xã hội loài người, ví dụ như cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, lạm phát cao và sự xuất hiện của thời tiết khắc nghiệt. Vào tháng 11 năm 2022, tổ chức Khí tượng Thế giới đã công bố một báo cáo, trong đó cho biết năm 2022 sẽ là năm nóng nhất được ghi nhận. Sóng nhiệt và lũ lụt mang tính tàn phá sẽ rất mạnh mẽ trong năm nay.
Bão tuyết vừa xảy ra ở Bắc Mỹ vào cuối năm 2022 có vẻ như một lần nữa xác nhận dự đoán của Anand. Một ngày trước giáng sinh, một trận bão tuyết ngàn năm có một đổ bộ xuống Bắc Mỹ. Bão tuyết từ Texas mở rộng về phía bắc đến Quebec của Canada, trải dài 3200 km. Bão tuyết bất ngờ phá hủy các cơ sở điện, khiến khoảng 1,5 triệu người không có điện. Trong cái nhiệt độ thấp gần âm 20 độ, nhiều người đành phải đốt quần áo cũ để qua đêm mùa đông. Nhiệt độ quá lạnh khiến hàng chục người thiệt mạng.
Bão tuyết cũng khiến hàng không Mỹ ngừng hoạt động. Hơn 7.000 chuyến bay bị hoãn, hủy. Ngay cả Canada, nơi từ lâu đã không có tuyết dày, nhưng lần này đã không trụ nổi, phải huỷ 70% chuyến bay. Hơn 200 triệu người ở Hoa Kỳ và Canada đã nhận được cảnh báo về mùa đông của chính phủ. Đây là cảnh báo bão tuyết mùa đang có phạm vi rộng nhất từng được đưa ra ở Bắc Mỹ.
Những dự đoán về kinh tế thế giới, khí hậu, bệnh dịch và bất ổn chính trị của Anand lẽ nào không phải giống như trận lụt trong bản phác thảo của Da Vinci?Nó bao gồm tất cả mọi người trên thế giới, tất cả chúng ta đều chìm nổi trong cơn lũ này.
Năm 2023 sắp đến, mong cho tất cả các độc giả chúng ta một năm 2023 bình an!
Nguồn: NTD
- Các nhân vật lịch sử sẽ trông như thế nào trong thời hiện đại khi dựng lại với công nghệ AI?
- Điều ít biết về thị trấn ở tận cùng cực Bắc của Trái đất, nơi người dân “không được phép chết”, sống thì nơm nớp lo sợ
- Dân gian truyền miệng rằng vợ của Gia Cát Lượng vô cùng xấu xí, vậy thực tế lịch sử có phải như vậy?