10.000 năm trước, Trái Đất trải qua đại thảm họa, nhiệt độ tụt 45 độ chỉ trong 1 giờ

Vào 10.000 năm trước, Trái Đất từng trải qua một thảm họa băng hà lớn, mức nhiệt giảm xuống kỷ lục 45 độ chỉ trong vỏn vẹn một giờ đồng hồ.

Từ ôn đới biến thành hàn đới, một giờ giảm 45 độ C

Tốc độ đóng băng của một con voi tại Bắc Cực bằng với tốc độ đông lạnh một bánh sủi cảo. Chúng ta sẽ dùng “Nguyên lý tốc độ đông lạnh sủi cảo” để phân tích các vấn đề chủ yếu trong lần thảm họa lớn cách đây khoảng 10.000 năm này.

 Ngày nay, có rất nhiều loại thực phẩm được đông lạnh để bảo quản, sử dụng về lâu dài. Sủi cảo là một ví dụ. Đối với món sủi cao, thời gian đông lạnh thường rất nhanh. Bởi nếu sủi cảo đông lạnh chậm, thành phần nước trong nhân sẽ bị đóng băng, hình thành tinh thể đá, làm méo mó hình dáng bên ngoài của sủi cảo, ngoài ra còn ảnh hưởng đến chất lượng và mùi vị của viên bánh. Cho nên, khi nặn xong sủi cảo nhất định phải nhanh chóng đông lạnh nó với nhiệt độ -30 độ C, thì mới có thể giữ được hương vị tươi mới.




Sủi cảo. Ảnh: The Woks of Life

Sủi cảo, theo một cách hiểu nào đó, cũng khá giống với những con thú lớn ở Bắc Cực vậy. Áp dụng nguyên tắc trên, không khó để hiểu được điều mà các nhà khoa học từng nói rằng: “Sau khi chết đi, những con thú lớn này sẽ ngay lập tức bị đông cứng, và sẽ luôn ở trạng thái đông lạnh như vậy, nhờ đó mà có thể bảo quản hoàn hảo răng nanh và da thịt”.

Người ta đã khai quật được xác của những con voi bị đông lạnh từ ít nhất 11.000 năm trước nhưng vẫn được bảo quản hoàn hảo. Qua một khoảng thời gian dài như vậy mà xác voi không hề bị phân hủy, thật khó để tưởng tượng tốc độ đông lạnh phải nhanh đến mức nào.

Ảnh: Express




Tiếp tục câu chuyện. Theo nghiên cứu, trước khi bị đóng băng như hiện nay, mảnh đất Bắc Cực này thật ra là một vùng đồng bằng ôn đới, cũng chính là nói, chỉ trong một thời gian cực ngắn, Bắc Cực từ một vùng đồng bằng ôn đới đã biến thành một vùng cực địa đóng băng.

Khoảng thời gian cực ngắn này là bao lâu? Chỉ vỏn vẹn một tiếng đồng hồ. Trong vòng một tiếng đồng hồ nhiệt độ đã tụt tới 45 độ. Đây là chuyện có thật, và chúng tôi sẽ đưa ra bằng chứng đằng sau.
Khi đó tại khu vực phía bắc Siberia thuộc Nga, đất đai đều bị đóng băng hết cả. Sẽ không có gì kỳ lạ nếu tìm thấy những con voi bị đông lạnh có da thịt dày cùng bộ lông rậm rạp. Trên thực tế, một lượng lớn các loài sinh vật không thể sống ở vùng hàn đới cũng chịu kết cục tương tự, ví như, trâu, bò, ngựa, sói hoặc hổ, sư tử. Thậm chí, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy di hài của người.

Xác sư tử con đông lạnh. Ảnh: IBTimes




Xác chó đông lạnh. Ảnh: fnews.gr

Động thực vật vùng ôn đới đóng băng tại Bắc Cực lạnh lẽo   

Ở nơi lạnh nhất của xứ Siberia, người ta còn phát hiện ra một cây ăn quả bị đóng băng hoàn toàn. Thân cây cao gần hai mươi mét, lá cây vẫn còn giữ nguyên màu xanh biếc thửa đầu, và quả cây không hề bị hư hỏng. Đây là loài cây điển hình của vùng ôn đới. Để dễ so sánh, ngày nay trên quần đảo Siberia lạnh giá, chỉ còn duy nhất loài cây lá liễu cao gần ba mươi centimet là có thể sinh trưởng.




Ngày nay trên quần đảo Siberia lạnh giá, chỉ còn duy nhất loài cây lá liễu cao gần ba mươi centimet là có thể sinh trưởng.  Ảnh: vtv

Thế nhưng, cũng ở xứ Siberia này, vốn là một trong những vùng đất lạnh giá nhất trên thế giới, người ta còn phát hiện ra một cây ăn quả nhiệt đới bị đóng băng, hoàn toàn nguyên vẹn. Ảnh: FarmTek Blog

Trong quá khứ xa xưa, vùng đất trong vòng năm trăm dặm quanh Bắc Cực từng có cây cối um tùm tươi tốt, ao hồ vây quanh. Lấy ví dụ, trên đảo Spitsbergen thuộc quần đảo Svalbard thuộc Na-uy, người ta từng phát hiện thấy cây cau cao gần ba mét và cây hoa súng bốn góc; những loài thực vật này vốn chỉ tồn tại trong điều kiện khí hậu ôn hoà, ấm áp và độ ẩm cao.




Hóa thạch cây thạch tùng – một loài cây nhiệt đới – trên quần đảo Svalbard , chứng tỏ nơi đây từng được hưởng một khí hậu ấm áp, ôn hòa. Hiện khu vực này thuộc vùng Cực Bắc, nên rất lạnh. Ảnh: Christopher M. Berry / John E.A. Marshall.

Hình minh họa rừng cây thạch tùng – một loại cây nhiệt đới – trên quần đảo Svalbard, Na-uy trong quá khứ xa xôi. Ảnh: Christopher M. Berry / John E.A. Marshall

Không chỉ vậy, trong khi các nhà khoa học khai quật xác các loài động vật bị đóng băng, họ đã rất bất ngờ khi phát hiện trong bao tử và miệng của chúng vẫn còn lưu lại nhiều loại cỏ xanh chưa được tiêu hóa. Sự việc càng trở nên khó tin hơn khi trong số những loài thực vật này có bao gồm Dạ Lan, hoa Phượng, Thủy Xương Bồ, đậu hà lan…, mà tất cả chúng đều là thực vật ôn đới. Tất cả mẫu vật đều được bảo quản nguyên vẹn, nên rất dễ nhận ra.




Lục Địa nằm gần Bắc Cực từng là đồng cỏ ôn đới

Nhà khảo cổ học nổi tiếng Hancook từng nói:

“Chúng ta không thể không thừa nhận, vào thời kỳ đó (11000 năm trước) khí hậu ở Siberia tương đối ôn hòa, thậm chí khá ấm áp, thích hợp cho vạn vật sinh trưởng, nhưng một đợt lạnh nghiêm trọng đột ngột xuất hiện, đã biến nơi này thành một vùng cực địa lạnh lẽo.

Trong thảm họa này, Alaska và toàn bộ khu vực phía tây của Mỹ, bang Yukon thuộc Canada, cùng đại đa số bộ phận của Siberia đột nhiên trở nên lạnh lẽo nghiêm trọng. Kết quả là, voi và rất nhiều loài động vật có vú lớn khác đều bị chết cóng.

 Nếu như thảm họa này, quá trình đông cóng này diễn ra chậm một chút, thì các loài cây như Dạ Lan, hoa Phượng đã sớm chết rồi, làm sao có thể xuất hiện trong bao tử và miệng của voi?




Hoa đóng băng được tìm thấy trong bao tử và miệng của voi. Ảnh: teara.govt.nz

Vậy có thể khẳng định chắc chắn rằng, chỉ khi một đợt lạnh khắc nghiệt xảy đến cực kỳ nhanh chóng thì mới có thể bảo quản, bảo tồn hình dáng nguyên gốc của các loài động thực vật tốt đến vậy. Đồng thời, nhiệt độ phải thấp hơn mức âm 30 độ C. Nếu nhiệt độ của vùng ôn đới trước thảm họa là 15 độ C, thì nhiệt độ sau đó sẽ hạ xuống tầm âm 45 độ.

Nếu quá trình hạ nhiệt diễn ra lâu hơn một tiếng đồng hồ thì cỏ trong bao tử voi sẽ bị tiêu hóa hết, nhưng mẫu cỏ được thu thập không cho thấy dấu hiệu bị tiêu hóa.

Một giả thuyết thay thế khác được đưa ra là: những con voi sắp chết cóng đã ăn một số hoa cỏ đóng băng, sau đó mới chết?




Nếu như vậy, thì không cách nào lấy số hoa cỏ đó để phỏng đoán thời điểm diễn ra sự kiện này. Bởi nếu vậy thì khoảng thời gian diễn ra quá trình đông lạnh cũng có thể lên đến một ngày. Tuy nhiên, nếu nghiêm khắc suy xét dựa trên “Nguyên lý đông lạnh bảo quản thực phẩm tươi”, thì chúng ta có thể biết được rằng thật ra giả thuyết này hoàn toàn không khả thi: Bởi lẽ nếu động vật ăn hoa cỏ đã đóng băng, thì những hoa cỏ này sẽ tan giá trong bụng động vật. Khi động vật chết cóng, bao tử sẽ bị đông lạnh, hoa cỏ lại lần nữa đóng băng. Sau khi trải qua quá trình “Đóng băng- tan chảy- đóng băng” như vậy, thực phẩm không thể nào còn tươi mới, thậm chí còn bị dập nát, vừa nhìn liền có thể nhận ra ngay.


Như vậy, theo các nhà nghiên cứu, kịch bản khả thi nhất lúc đó là:

Nhiệt độ giảm mạnh, gió tuyết đầy trời, vạn vật không cách nào chạy thoát, lần lượt bị đông cóng. Các loài động vật, đến cỏ trong miệng cũng không kịp nhai đã nhanh chóng bị đông cứng. Khoảng thời gian này chỉ kéo dài vỏn vẹn một tiếng đồng hồ.




Ảnh: regiando.com

Ảnh: pinimg.com/

Đây là một thiên tai khiến nhiều người kinh hoàng. Hãy thử tưởng tượng nếu thảm họa này mở rộng ra toàn cầu thì liệu sẽ còn bao nhiêu người sống sót?

Bởi khí hậu Trái Đất là một thể tuần hoàn. Sự thay đổi khí hậu cục bộ tại một địa phương sẽ ảnh hưởng đến một khu vực rộng lớn hơn, thậm chí đến toàn thế giới.
Nguồn: ĐKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *